Thi công trần thạch cao cho biệt thự cao cấp
Thi công trần thạch cao cho biệt thự: Ngày nay việc sử dụng công nghệ thi công trần thạch cao không còn xa lạ nữa. Rất nhiều công trình được sử dụng trần thạch cao làm cho ngôi nhà nói riêng và công trình nói chung có tính thẩm mĩ hơn, sang trọng hơn. Trong bài viết này chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những lợi ích và quá trình thi công trần thạch cao cho biệt thự.
Sử dụng trần thạch cao cho công trình của bạn không những có thể cách âm tốt, chống cháy cao, rất nhẹ và không mất nhiều thời gian để thi công công trình. Sau khi hoàn thiện công trình có tính thẩm mĩ cao, mang đến vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh lịch cho công trình của bạn và đồng thời đảm bảo có độ bền cao cũng như đảm bảo tiêu chuẩn. Chính nhờ những tính năng ưu việt này mà ngày nay trần thạch cao đang dần thế chỗ cho trần và vách tường gạch truyền thống.
Có rất nhiều sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Đối với các công trình ở các hạng mục thi công khác nhau chúng tôi cũng có những sản phẩm phù hợp: trần thạch cao cho biệt thự, khách sạn, văn phòng, phòng ngủ, phòng khách, do vậy tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có thể chọn cho mình một sản phẩm ưu việt nhất phù hợp với mục đích sử dụng
Với đội ngũ thợ lành nghề và có trách nhiệm với công việc, chúng tôi đã thi công hàng nghìn hạng mục công trình. Với giá cả phải chăng và nhiều thiết kế phù hợp với mục đích thi công công trình. Việc áp dụng và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra cũng giúp cho công trình đạt được hiệu quả cao hơn.
Để thi công một công trình hoàn thiện và đạt hiệu quả, chất lượng cao thì ngoài những nhân tố về thợ hay hiểu rõ về hạng mục công trình bạn cần phải thực hiện đúng quy trình kĩ thuật mà nhà sản xuất đưa ra. Dưới đây chúng tôi xin đề cập đến quy trình thi công trần thạch cao khung trần nổi làm sao để đạt được hiệu quả cao nhất. Sử dụng khung trần nổi cho trần thạch cao có thẻ mang đến cho công trình của bạn có tác dụng che tốt, cách nhiệt và quan trọng là mang đến tính thẩm mĩ cho ngôi nhà hay công trình của bạn. Sau khi lắp đặt mái và các vật liệu, dụng cụ cần thiết cho quá trình thi công bạn có thể tiến hành theo các bước sau.
Bước 3: sau khi xem xét và đảm bảo đã chính xác các khoảng cách giữa các điểm treo, căn chỉnh sao cho hệ thống khung xương không quá 1200mm.
Bước 4: Bạn phải định liệu và bố trí cho các thanh chính và các điểm treo trên mái có một khoảng cách theo tiêu chuẩn đã được quy định, Tiếp đến bạn cần đo và ghi lại chính xác độ phẳng của khung để biết được mức độ cũng như khối lượng công việc của các bước sau.
Bước 5: Sau khi có số đo chính xác thì việc tiếp theo là cần phải kết nối các thanh phụ với thanh chính theo khoảng cách, tiêu chuẩn đã được xác định trước.
Bước 6: cuối cùng bạn có thể thả tấm lên các ô được tạo ra từ việc ghép nối giữa thanh chính và thanh phụ. Sau đó chỉ cần xem xét kĩ lại, chỉnh sửa những chỗ còn sai sót và hoàn thiện công trình.
Bước 1: Đầu tiên bạn cần phải xác định rõ ràng các vị trí cần lắp đặt ở cả trên trần và dưới nhà rồi đo và đánh dấu lại cẩn thận. Bạn có thể dùng ống nước hoặc tia lade để đánh dấu mặt phẳng và căn chỉnh sao cho hợp lí và chính xác.
Bước 2: Sau khi đã xác định được vị trí bạn có thể định vị khung cho chắc chắn hơn trong quá trình lắp đặt bằng búa hoặc khoan. Hãy dùng chúng để cố định thành viền tường bằng đinh bê tông hoặc ticke sắt, ticke nhựa tùy vào loại tường của công trình.
Khắc phục vết nứt cho trần thạch cao
Khắc phục vết nứt cho trần thạch cao: Công trình nào cũng vậy khi thi công chắc chắn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, và công trình thạch cao cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tránh được những lỗi có thể xảy ra khi thi công. Nếu lựa chọn nguyên vật liệu cẩn thận, chất lượng ngay từ những bước đầu tiên. Bạn nên chọn những sản phẩm chính hãng và phù hợp với công trình, đồng thời phải có thời gian bảo hành dài và thi công lắp đặt đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Ngoài ra còn một yếu tố nữa không thể không nhắc tới là thợ thi công. Nếu thợ thi công không có tay nghề và trách nhiệm với công việc thì sẽ không có được chất lượng công trình cao.
Qua nhiều năm kinh nghiệm thi công, chúng tôi thấy mỗi công trình có những khuyết điểm cơ bản sau đây:
Nứt các vị trí nối
Đối với một số công trình khi thi công xong thường bị nứt vị trí các mối nối của trần thạch cao, các vị trí nỗi giữa trần thạch cao và tường. Nguyên nhân có thể là vì nhiệt độ, độ ẩm thay đổi theo mùa khiến cho các tấm thạch cao có hiện tượng co giãn, mà các mối nối được xử lí bằng vật liệu không đảm bảo.
Thi công chất lượng
Khi thi công trần thạch cao cần phải sử dụng đúng sản phẩm đã được thi công để che phủ mối nối tấm thạch cao, hãy sử dụng băng giấy và bột xử lý mối nối Boral. Bạn cần phải lưu ý khi thi công cần tránh liên kết các ty treo trần thạch cao với các xà gồ mái tôn. Do nhiều áp lực trần có thể sẽ bị rung động dưới tác động của gió và sự thay đổi nhiệt độ của mái tôn khiến các mối nối bị nứt.
Các mối nối bị gợn sóng
Hiện tượng này có thể xảy ra khi công trình được hoàn thiện, trần thạch cao bị gồ lên tại các vị trí mối nối. Những điểm lỗi này thường rất khó nhận ra bằng mắt thường, các vị trí mối nối này bị cộm lên khoảng từ 2mm. Nhưng tại các vị trí như cửa ra vào, vách kính đón ánh sáng tự nhiên các vết gồ lên này sẽ hiện lên rất rõ.
Mặt dựng và đường biên bị cong vênh
Thông thường việc thi công trần giật cấp đã khó hơn là trần nổi, nó cần sự công phu và đầu tư hơn, tiêu tốn nhiều công lao động, thêm nữa đòi hỏi thợ thi công phải có tính chuyên nghiệp cao, giàu kinh nghiệm. Đối với một số công trình, để giảm thiểu chi phí, thợ thi công có thể sẽ bỏ qua một số vật liệu cần thiết như viền tường.
Trần thạch cao bị võng
Những công trình gặp phải sự cố này thường là do sử dụng những phụ kiện không đạt chất lượng, không thể có khả năng chịu áp lực. Ngoài ra các trường hợp này có thể do đặt khung trần không đúng chiều tấm thạch cao, các khoảng cách giữa các khung quá lớn. Trong một số trường hợp hiếm hoi có thể do sử dụng các tấm thạch cao không đúng với chức năng chuyên dụng của nó. Các tấm thạch cao chống ẩm thường dùng cho phòng tắm, bếp hoặc các phòng có độ mở ra bên ngoài lớn,..
Sập trần thạch cao
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng các phụ kiện không đạt chất lượng. Qua sự thay đổi của nhiệt độ, độ ẩm và một số yếu tố khác, qua thời gian ty treo, bu long, ốc vít, bát liên kết sẽ gỉ sét dẫn đến hiện tượng sập trần. Còn một nguyên nhân nữa có thể kể đến là do khoảng cách ty treo và khung xương không tạo được độ bám nên không thể chịu nổi sức nặng của hệ trần thạch cao.
Trên đây là những lỗi thi công thường gặp ở các công trình trần thạch cao, với nhiều năm kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm. Đến với xây dựng Tín Phát chúng tôi quý khách hàng đã lựa chọn được đơn vị thi công chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhiều năm, có thiết kế chất lượng, thi công theo tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đưa ra, nguyên vật liệu đảm bảo, đồng bộ nhằm giảm thiểu những sai sót không đáng có.
>> Nhà đẹp
Cách xử lí mối nối trần thạch cao
Cách xử lí mối nối trần thạch cao: Trần thạch cao hiện nay đang có mặt ở hầu khắp các công trình lớn nhỏ, nó được ưa chuộng không chỉ bởi chất lượng mà còn vì tính thẩm mĩ cao. Tuy nhiên không có gì là dễ dàng cả, thực tế thi công nhiều công trình các nhà thầu thi công đã phải nhức đầu vì những sự cố không mong muốn xảy đến với công trình.
Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra với công trình nhưng trong nội dung bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu về cách xử lí mối nối trần thạch cao nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Nứt tại các vị trí nối
Ở một số ít các công trình khi thi công xong có hiện tượng bị nứt ở các mối nối ở vị trí tiếp giáp của trần thạch cao với tường. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong quá trình tồn tại, sự thay đổi của độ ẩm theo mùa, tăng lên hạ xuống thất thường của nhiệt độ, và mối nối được xử lí không kĩ sẽ khiến trần bị nứt.
Để khắc phục tình trạng này cần phải sử dụng đúng chủng loại sản phẩm đã được thiết kế riêng để che phủ mối nối tấm thạch cao, bao gồm: băng giấy, bột xử lý mối nối chuyên dụng. Bên cạnh đó, cũng trong quá trình thi công trần thạch cao cần phải lưu ý và bố trí làm sao để các ty treo trần thạch cao không liên kết gần với các xà gồ mái tôn. Dưới tác động của gió và sự tăng giảm của nhiệt độ có thể khiến trần bị rung động nhiều.
Gợn sóng tại các vị trí nối
Hiện tượng gồ lên của các mối nối sau khi hoàn thiện được gọi là tình trạng gợn sóng mà chúng tôi vừa nhắc đến. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là tại các vị trí mối nối trần thạch caothường bị cộm lên thường là khoảng 2mm và rất khó để nhận ra nếu nhìn bằng mắt thường. Nhưng tại một số vị trí đủ ánh sáng và dễ để ý như cửa sổ, cửa ra vào, vách kính đón ánh sáng chúng ta có thể nhận thấy các vị trí này nổi lên.
Để xử lí mối nối trần thạch cao gợn song cần trét một lớp mỏng bột xử lý mối nối vào giữa hai mối nối, rộng khoảng 60mm. Sau đó dán băng giấy lên bên trên lớp bột vừa trét. Tiếp đến thì dùng bay ép và miết nhẹ, từ từ để lớp bột bên dưới băng giấy tràn đều ra hai bên băng giấy. Các đầu vít thì trét bằng bột xử lí mối nối chuyên dụng. Phủ tiếp một lớp bột nữa lên bên trên băng giấy một lớp bột rộng chừng 60mm, sao cho nó có thể che bề mặt băng giấy là được.
Sau cùng chờ cho lớp bột thứ nhất khô đi và phủ tiếp một lớp bột nữa rộng chừng 80mm chồng lên lớp bột thứ nhất. Các tấm vuông cạnh thì cần bả đều mặt ngoài nhằm tạo mặt phẳng rồi dùng giấy nhám đánh nhẵn và lăn sơn hoàn thiện là xong nhưng tấm vạt cạnh thì chỉ cần dùng giấy nhám làm phẳng vị trí của mối nối và đầu vít rồi lăn sơn hoàn thiện luôn.
Nguồn: http://tranthachcao.org/thi-cong-tran-thach-cao-cho-biet-thu-cao-cap-115.html
Tin nổi bật Mẹo mua sắm tiết kiệm