9 lí do đầu tư vào nhà phố mặt tiền
Thứ nhất: Nhà phố mặt tiền với vị trí cận lộ (gần đường) tạo nhiều thuận tiện cho người sở hữu.
Thứ hai: Nhà phố mặt tiền có tính thương mại cao vì lượng khách vãng lai lớn. Sở hữu bất động sản này, chủ nhà có thể dùng để mở shop buôn bán trực tiếp, mở hàng ăn, quán cà phê, hiệu quần áo... hoặc làm đại lý giao dịch đều thuận tiện hơn so với căn hộ chung cư, biệt thự, nhà hẻm, nhà phố dự án.
Thứ ba: Nhà mặt tiền cũng rất dễ cho thuê và khá được giá (giá cao). Với nhà phố có mặt tiền chuẩn 4m ngang, sâu 10m trở lên thuộc các quận nội thành TP HCM có thể mang lại mức thu nhập nghìn USD/tháng. Chủ nhà có thể chọn lựa nhiều hình thức: cho thuê mặt tiền, cho thuê từng tầng, ngăn phòng cho thuê hoặc cho thuê cả căn, thậm chí cho thuê theo giờ để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đồng thời đa dạng nguồn thu.
Thứ tư: Nhà phố mặt tiền là loại hình bất động sản phức hợp với tính đa năng cá biệt. Chủ nhà có thể sử dụng kết hợp nhiều mục đích cùng một lúc. Sở hữu tài sản này, bạn vừa có thể dùng để ở (tầng trên) vừa tự kinh doanh hoặc cho khách thuê tầng dưới. Nếu muốn khai thác chức năng cho thuê thuần túy, gia chủ có thể chọn lựa cho thuê nhiều hình thức khác nhau như đã trình bày ở lý do thứ ba.
Thứ năm: Đây là dòng sản phẩm lưu giữ tài sản ổn định nhất vì chống được trượt giá và lạm phát. Đặc thù của đô thị Việt Nam là xung quanh nhà phố mặt tiền luôn hình thành các khu dân cư sầm uất nhất. Vì thế giá trị của tài sản được tích lũy dần theo năm tháng với quy luật chung là lũy tiến theo thời gian.
Thứ sáu: Nhà phố mặt tiền (mua bán nhà đất quận 4) dẫn đầu về tốc độ tăng giá so với các loại bất động sản khác, vượt trội hoàn toàn so với căn hộ, biệt thự, nhà dự án, đất nền. Giá trị gia tăng của nhà phố mặt tiền đi lên cùng với tốc độ phát triển của khu vực. Mật độ dân cư tăng dẫn đến nhu cầu kinh doanh phát triển theo, từ đó mặt bằng đẹp sẽ tăng giá trước tiên và thường tăng cao hơn các phân khúc khác. Người Việt có thói quen hoạt động kinh doanh bám theo các trục đường măt tiền chính thì nhà phố mặt tiền vẫn giữ vững và nâng cao giá trị.
Thứ bảy: Bên cạnh tính thương mại, nhà phố mặt tiền còn lưu giữ lịch sử, in đậm dấu ấn văn hóa và có tính hòa nhập cộng đồng cao. Các yếu tố này cũng góp phần giúp giá trị của nhà phố mặt tiền không ngừng gia tăng. Ví dụ: Những căn nhà mặt tiền phố Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi hay nhà mặt tiền nhìn ra các quảng trường trung tâm, công viên cây xanh của thành phố đều có giá ngất ngưỡng.
Thứ tám: Nhà phố mặt tiền sẽ khan hiếm dần theo thời gian, hàng hóa càng hiếm càng quý giá. Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều và có xu hướng lấn lướt dần nhà thấp tầng nên nhà phố mặt tiền thường không tăng số lượng, thậm chí có thể bị thu hẹp dần theo thời gian. Đây sẽ là lợi thế lớn cho gia chủ hoặc nhà đầu tư có nhà mặt tiền vì nắm giữ tài sản độc nhất vô nhị.
Thứ chín: Sở hữu nhà phố mặt tiền là nắm giữ khối tài sản lớn với số lượng hạn chế, gia chủ có thể yên tâm ngồi mát ăn bát vàng nhờ khai thác các giá trị vượt trội của bất động sản tiêu dùng và thương mại. Kể cả khi bị giải tỏa, phóng đường, mức đền bù đối với nhà phố mặt tiền cũng cao hơn rất nhiều so với đất nền, chung cư, biệt thự, nhà phố dự án.
10 lời khuyên giúp tiết kiệm chi phí xây nhà
Để xây một ngôi nhà khang trang vừa với túi tiền, bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi bắt tay vào mời thầu. Với mỗi giai đoạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, chặt chẽ, tuân theo kế hoạch ban đầu thì sẽ tránh được chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng. Nhiều năm công tác trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế và thi công nhà giá rẻ, kiến trúc sư Huỳnh Xuân Hải chia sẻ một số lời khuyên giúp gia chủ chủ động hơn trong việc giám sát quá trình thi công ngôi nhà của mình, đồng thời tiết giảm tối đa chi phí phát sinh.
1. Trang bị kiến thức cơ bản về xây dựng
Để chuẩn bị làm bất cứ việc gì nên trang bị cho mình vốn kiến thức cần có và một khoản kinh phí dự trù phù hợp với điều kiện gia đình. Những kiến thức này có thể học hỏi từ bạn bè hoặc tham khảo sách báo. Nhờ đó, bạn sẽ chủ động hơn và biết cách lựa chọn phương án làm việc phù hợp và tiết kiệm nhất.
2. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất. Trong thời gian này, bạn cần lập một kế hoạch rõ ràng, càng chi tiết càng tốt, ví dụ dự đoán tổng chi phí xây dựng, giá vật liệu xây dựng, nhân công... Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người từng xây nhà trước đó cũng như của bạn bè, nhất là những người có hiểu biết trong lĩnh vực xây dựng. Việc tiếp thu nên có chọn lọc những ý kiến phù hợp với hoàn cảnh của ngôi nhà mình dự định xây.
Trong giai đoạn này, bạn cần cân nhắc giữa diện tích xây dựng và diện tích sinh hoạt, xem gia đình có bao nhiêu người để thiết kế số lượng phòng hợp lý. Cân nhắc được vấn đề này sẽ giúp bạn tránh tình trạng xây thừa phòng, làm lãng phí không gian và tốn chi phí xây dựng.
3. Chọn mua mảnh đất dễ xây
Nếu chưa có sẵn đất xây nhà, bạn nên chọn mua mảnh đất nào bằng phẳng, giao thông thuận tiện và gần những tiện nghi công cộng như trường học, chợ, siêu thị… Sự thuận lợi về địa thế giúp bạn giảm bớt rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng cũng như sinh sống sau này. Nên tránh mua đất ở những nơi lồi lõm, nhiều đá, nhiều nước, vì bạn sẽ mất công thuê người dọn dẹp, lấp đất, đập đá vừa mất công sức và tốn thêm chi phí.
Bạn nên tham khảo những người có chuyên môn để giúp bạn lựa chọn khu đất ở nơi gò đồi cao ráo, tránh những tầng địa chất yếu. Giả sử mua phải một mảnh đất ở khu vực có tầng địa chất yếu, bạn phải tốn một khoản kinh phí không nhỏ cho việc gia cố móng như ép cọc, khoan cọc nhồi, đóng cừ tràm. Ngược lại, đối với những nơi có tầng địa chất cứng, việc gia cố móng sẽ đơn giản hơn nhiều, có thể giảm từ 20% tới 30% giá thành so với vùng đất yếu.
4. Lựa chọn phong cách của ngôi nhà
Phong cách ngôi nhà sẽ quyết định số tiền bạn bỏ ra để chi trả cho việc thi công. Nhà theo phong cách biệt thự, cổ điển cầu kỳ đương nhiên sẽ mất nhiều chi phí xây dựng hơn so với một ngôi nhà mang phong cách hiện đại, đơn giản.
Phối cảnh 3D biệt thự theo phong cách cổ điển
Phong cách biệt thự hiện đại đơn giản với chi phí thấp hơn
Nếu bạn có ngân sách vừa phải, hãy chọn phong cách nhà hiện đại, với đường mái và cửa sổ đơn giản. Thay vì những kiểu thiết kế lạ mắt, khác thường, hãy chọn kiểu nhà hình chữ nhật với vị trí xây, sơn tường và cảnh quan bắt mắt.
5. Đi thăm nhiều ngôi nhà đã xây
Bạn có chắc chắn rằng mẫu nhà mà mình lựa chọn đã đúng với mong ước của mình? Có thể sau tham khảo trên các sách và tạp chí kiến trúc, hay tận mắt ngắm nghía nhiều ngôi nhà mới xây, bạn sẽ thấy nhiều ngôi nhà duyên dáng hơn, phù hợp hơn. Lúc này bạn mới cảm thấy tiếc về quyết định của mình?
Phong cách nhà phố hiện đại đơn giản. Sau khi so sánh về phong cách kiến trúc và chi phí xây dựng, bạn sẽ có thêm cơ sở để cân nhắc, lựa chọn cho mình một kiểu nhà phù hợp
Vì vậy, để tránh điều này xảy ra, trước khi quyết định xây, hãy dành thời gian tham khảo và đi thăm thật nhiều ngôi nhà đẹp khác. Những ngôi nhà này có thể bạn bè hoặc các công ty kiến trúc giới thiệu để bạn tham khảo.
6. Thuê công ty thiết kế, kiến trúc sư và đơn vị xây dựng có uy tín
Từ bạn bè hoặc tham khảo sách báo, bạn nên tìm một công ty thiết kế, hoặc kiến trúc sư có kinh nghiệm, và đặc biệt là phong cách thiết kế của họ phải phù hợp với sở thích và yêu cầu sử dụng của gia đình bạn. Hãy đi xem những công trình mà đơn vị này đã thực hiện để đánh giá được trình độ của họ và chất lượng công trình.
Khi đã chọn được một đơn vị ưng ý, nên dành khoảng thời gian nhất định để đồng hành cùng kiến trúc sư. Cần trao đổi để đi đến thống nhất ngay từ đầu, tránh việc làm đi, làm lại mất thời gian của cả hai bên hoặc phát sinh những chi phí khác không cần thiết.
Khâu lựa chọn đối tác xây dựng rất quan trọng, chính những người có chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ giúp bạn tìm ra một phương án tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình. Họ sẽ giúp bạn từ khâu lựa chọn phong cách kiến trúc, bố trí công năng, màu sắc, phong thủy, vật liệu xây dựng, bố trí cốt thép phù hợp, đủ đảm bảo chịu lực, kiểm tra kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế kết cấu (bằng phần mềm tính toán chuyên nghành) sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất.
Ngoài ra, cần có những trao đổi chi tiết về công việc để chủ nhà và đơn vị tư vấn thi công có những hiểu biết rõ ràng về nhau, vừa tránh được tranh chấp xảy ra sau này cũng như tiết kiệm được thời gian của cả hai bên. Những thỏa thuận giữa gia chủ và công ty bạn thuê cần được ghi rõ trong hợp đồng càng chi tiết càng tốt nhằm đảm bảo quyền lợi song phương.
Trong trường hợp bạn đã có những hiểu biết rõ về lĩnh vực thiết kế kiến trúc xây dựng thì có thể tự thiết kế ngôi nhà mà không cần phải thuê công ty thiết kế. Làm được điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ chi phí xây dựng nhà, đồng thời kiến tạo được phong cách riêng, sở thích riêng cho ngôi nhà của bạn.
7. Chọn dịch vụ xin phép xây dựng
Nếu quá bận rộn, bạn có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế kiêm luôn việc xin phép xây dựng. Trong trường hợp bạn có thời gian, hãy mượn một bộ bản vẽ thiết kế đã hoàn chỉnh rồi tự đi xin phép xây dựng. Nhờ đó, bạn có thể giảm được một phần kinh phí.
8. Chọn nhà thầu xây dựng
Đến giai đoạn thi công, cần cân nhắc kỹ lưỡng việc chọn nhà thầu xây dựng, hình thức thi công sao cho chất lượng, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Những nhà thầu giàu kinh nghiệm có thể đóng góp ý kiến tốt và hợp lý để giúp bạn có được ngôi nhà với giá thành phải chăng.
Dù chọn nhà thầu nào, hình thức thi công như thế nào thì trong quá trình thi công, dù mới bắt đầu hay trong giai đoạn xúc tiến, bạn cần nắm bắt rõ tiến độ thi công. Khi cần thiết có thể trao đổi với nhà thầu, đưa ra ý kiến của mình để cho việc xây dựng trở nên thuận lợi, phù hợp với quan điểm của bạn.
Lưu ý: Khi xây dựng phần thô là phần khung bê tông cốt thép, bạn không nên quá tiết kiệm mà chọn vật liệu kém chất lượng. Ngược lại, nên chọn những vật liệu tốt nhất vì phần này là quan trọng nhất, nó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.
9. Tính toán thời gian và chọn thời điểm khởi công
Bạn nên bắt đầu thi công vào mùa nắng khô ráo, sẽ thuận lợi rất nhiều, điều quan trọng là thời gian thi công không bị gián đoạn. Vì thời gian là vàng bạc nên thi công càng nhanh càng tốt, sẽ giảm được những chi phí không cần có như phí thủ kho, bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, điện, nước, ăn, ở, đi lại. Đặc biệt, nếu bạn vay ngân hàng để làm nhà thì việc tiết kiệm thời gian càng quan trọng.
10. Bỏ công sức và tận dụng sự trợ giúp của người thân, bạn bè
Không có cách nào tiết kiệm bằng việc bạn tự làm những việc trong khả năng và thời gian cho phép của mình.
Trước khi xây dựng, hãy trao đổi về những phần việc mà bạn sẽ tự làm với bên thầu xây dựng. Những việc mà chủ nhà có thể đảm nhận như tự sơn nhà, lát sàn, tự thiết kế cảnh quan sân vườn. Vào những ngày nghỉ, cả gia đình có thể cùng nhau làm. Với đôi chút công sức và tài sáng tạo, bạn sẽ rất vui và cảm thấy gắn bó vì tự mình thiết kế cho chính ngôi nhà của mình.
Phòng ăn và bếp theo phong cách cổ điển, tốn chi phí
Thay vào đó, bạn có thể chọn phong cách hiện đại, đơn giản, tiết kiệm hơn mà vẫn đảm bảo tiện nghi
Ngoài ra, cũng có thể xây nhà tiết kiệm bằng một số biện pháp như giảm bớt công trình phụ. Riêng các tiện nghi sinh hoạt, có thể sắm sửa dần dần khi bạn có điều kiện hơn, không nên mua tất cả một lần khi chi phí không cho phép.
Xây nhà phố cần lưu ý những gì?
Trong lĩnh vực thi công xây dựng, đối với xây nhà phố thì kỹ thuật thi công không đòi hỏi phức tạp. Nhưng cái khó ở đây chính là điều kiện thi công xây dựng chật hẹp không được hoàn hảo như những công trình lớn như tòa cao ốc, siêu thị, văn phòng…
Khái niệm nhà phố đủ để cho người ta biết nhà đó ở đâu. Mà đã là phố xá thì dân cư đông đúc, nhà cửa san sát nhau, nhất là những ngôi nhà “cổ” có tuổi thọ còn lớn hơn tuổi gia chủ thì điều sợ nhất là đổ sập. Chúng tôi thường ví von mỗi khi đào móng nhà cạnh “các cụ ấy” bên này xây nhà, thì nhà bên cạnh lại được ngôi nhà mới.
Xây nhà phố, ngoài yếu tố vệ sinh, an toàn như bao che lưới chắn bụi bặm, tránh rơi rớt các vật dụng, vật tư từ trên cao xuống cần phải chú ý đến việc tập kết vật tư sao cho gọn gàng tránh ảnh hưởng đến giao thông và những hộ xung quanh.
Việc để vật tư tại vỉa hè phải được sự cho phép của UBND quận thông qua quyết định cho phép sử dụng tạm vỉa hè. Tuy nhiên, để vật tư dưới lòng đường sẽ bị phạt.
Ranh nhà, chiều cao ngôi nhà, mật độ xây dựng được thể hiện rõ ràng trên bản vẽ xin phép xây dựng.Xây nhà ngoài ranh lộ giới, xây thêm tầng là vi phạm nặng sẽ bị thanh tra xây dựng thành phố cùng chính quyền đị phương sở tại cưỡng chế.
Ngoài việc cưỡng chế bắt buộc tháo dỡ, gia chủ còn bị phạt vi phạm hành chính với khoản tiền cũng không nhỏ. Một khởi đầu cho việc xây nhà tốt đẹp nhất gia chủ nên làm nhà theo đúng giấy phép xây dựng đã được cấp.
Nếu có nhu cầu sở hữu một ngôi nhà ở quận 4, mới bạn tham khảo những thông tin mới nhất được cập nhật liên tục tại:
Đăng tin, mua bán nhà quận 4 trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Mua bán nhà quận 4
Nguồn: http://muabannhanhnhadat.com/ban-nha-quan-4-mat-tien/44164
Tin nổi bật Mẹo mua sắm tiết kiệm