Bán hàng là một nghệ thuật thuyết phục người khác mua hoặc sử dựng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Thành công trong kinh doanh là ước mơ, là điều mà bất kỳ ai cũng muốn đạt được. Trong thời đại công nghệ Internet phát triển như ngày nay, ngoài nền tảng bán hàng truyền thống thì các cách tiếp cận khách hàng đang được ưa chuộng là qua mạng xã hội, qua internet, qua điện thoại.
Nhưng dù bạn tham gia bán hàng tại môi trường nào, dù doanh nghiệp của bạn mới thành lập hay đã tồn tại từ lâu thì kỹ năng bán hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố then chốt đem lại doanh thu cho doanh nghiệp bạn.
Thị trường online rộng lớn, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh nhau từng giây một. Chúng ta không thể “ép buộc” “lôi kéo” khách hàng mua sản phẩm của mình. Không thể để khách hàng không hài lòng khi lần đầu vào website của bạn. Nếu bạn không phục vụ chu đáo thì “khách hàng sẽ không bỏ tiền ra mua sản phẩm/dịch vụ của bạn”.
Vì vậy hãy bạn cần phải có những kỹ năng, những tuyệt chiêu để làm cầu nối với khách hàng cũng như tìm ra các giải pháp vừa giúp khách hàng đến doanh nghiệp bạn và giúp doanh nghiệp bạn đạt doanh thu cao.
1. Gửi mẫu sản phẩm đến khách hàng và lắng nghe họ
Đây là phương pháp mà rất nhiều doanh nghiệp đang ứng dụng khi tham gia vào môi trường bán hàng trực tuyến. Gửi mẫu sản phẩm miễm phí đến mọi người, để kiểm tra chất lượng của sản phẩm điều này tạo hiệu ứng lan truyền rất cao. Tạo ra các chiến dịch “Dùng thử” “Miễn phí“.
Ba điều bạn cần nhớ kỹ là: Đừng nói về bản thân – Đừng nói về các sản phẩm/dịch vụ của bạn – Và rao bán thái quá.
Bất kỳ ai trong kinh doanh đều muốn tạo hình ảnh ấn tượng với khách hàng trong lần ra mắt đầu tiên, vì thế gửi mẫu sản phẩm miễn phí đến từng khách hàng cũng là ấn tượng mà bạn dành cho họ. Hãy lắng nghe những lời nhận xét, ý kiến đóng góp về sản phẩm của khách hàng và hãy hỏi họ “bạn có thể giúp đỡ họ”. Một khi được giúp đỡ khách hàng sẽ thấy yên tâm khi tìm đúng sản phẩm và dịch vụ mà họ đang cần. Khi khách hàng tiềm năng đấy trở thành khách mua hàng thì thành công đang dần đến với bạn.
Sản phẩm tốt sẽ được lan truyền đi xa giúp doanh nghiệp bạn tạo dấu ấn trong cộng đồng online.
2. Bán hàng phải hiểu khách hàng
Một định luật bất thành văn đó là “khách hàng là thượng đế” đây là kim chỉ nang cho tất cả các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online cũng như trực tiếp. Là một người kinh doanh bạn phải luôn hiểu lý do “vì sao khách hàng muốn mua hàng”.
Phải luôn tôn trọng khách hàng, hãy tạm quên đi bạn cần bán sản phẩm/dịch vụ gì. Khách hàng mua online thường rất đa dạng và đặc biệt là rất tinh ý, bạn đừng nên cố bán, cố bắt khách hàng phải mua sản phẩm của bạn như thế khách hàng sẽ lập tực rời khỏi website của bạn.
Trước tiên bạn phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nắm bắt thông tin khách hàng qua hệ thống tư vấn tại website trước khi họ cần thông tin về sản phẩm, sau đó mới giới thiệu về sản phẩm của bạn, chốt sale. Với phương thức đó chắc chắn bạn sẽ thành công.
3. Viết blog chia sẻ.
Chia sẻ những tác dụng, những bí quyết xoay quanh sản phẩm của bạn là điều mà bạn cần phải làm. Không chỉ tận dụng các diễn đàn, forum để quảng bá thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cần có blog liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của mình.
Không chỉ bán sản phẩm mà bạn còn phải cho khách hàng thân thiết biết thông tin ngoài lề từ thương hiệu bạn, sản phẩm/dịch vụ của bạn. Viết blog mang tính chia sẻ, nội dung học hỏi, các hướng dẫn, điều này không chỉ cung cấp thông tin cho khách hàng mà còn giúp website của bạn đạt thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm.
Sử dụng blog để gián tiếp trả lời những thắc mắc của khách hàng từ chính cá nhân bạn, hãy coi mình như khách hàng. Khách hàng đọc và thấy hữu ích, thông qua các mạng xã hội thì thông tin blog của bạn sẽ được lan truyền mạnh mẽ.
4. Email khách hàng thân thuộc
Gửi email khách hàng
Tiếp thị qua email là điều thực sự cần thiết. Theo nghiên cứu của MarketingSherpa cho thấy, 60% các nhà tiếp thị được khảo sát đều cho rằng, email marketing đều có thể tạo ra lợi nhuận cho công ty của họ. Có rất nhiều doanh nghiệp có một nguồn doanh thu đáng kể từ việc tiếp thị qua email.
Việc có sẵn một danh sách các email của khách hàng và khách hàng tiềm năng có nghĩa là bạn đang nhận được một thông tin vô giá. E-mail và tin nhắn sẽ là phương pháp tiếp thị cực hiệu quả và tiết kiệm, nếu bạn biết soạn thư chào hàng đúng cách và đánh trúng nhu cầu hay mối bận tâm của khách hàng.
Bạn có thể gửi thông tin sản phẩm, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, các chiến dịch sản phẩm giúp ích cho khách hàng.
Nhưng bạn nên chú ý trong nội dung email của mình:
– Loại bỏ ngôn từ thừa thãi: đừng bao giờ để những ngôn ngữ: click ngay, câu view điều đó sẽ làm cho thư của bạn bị xóa
– Đơn giản đi đúng trọng tâm: Đơn giản trong font chữ và cách sắp xếp đoạn văn và đặc biệt là phải đi đúng trọng tâm. Hãy đảm bảo rằng e-mail của bạn phải đề cập đến một mục tiêu kinh doanh quan trọng, một nhu cầu chiến lược, một vấn đề hay thách thức nào đó của họ.
– Chủ đề thư cuốn hút: Tiêu đề thư cũng có thể giúp khách hàng quyết định có nên đọc thư hay không. Các bạn nên lưu ý khi ghi một tiêu đề trước khi gửi thư. Tập trung vào những vấn đề ưu tiên trước nhất của sản phẩm.
Bạn lấy danh sách email khách hàng ở đâu?
Bắt đầu xây dựng danh sách email của bạn bằng cách đặt một form đăng ký email ở website của bạn ngoài mục đích gửi những khuyến mãi, những thông tin mới nhất về sản phẩm thì đây là kho email khách hàng tiềm năng. Hãy khuyến khích khách hàng đăng ký tham gia nhiều hơn.
5. Làm nổi bật thương hiệu của bạn hơn đối thủ cạnh tranh
Ai tham gia vào bán hàng trực tuyến mục đích cuối cùng chính là bán được sản phẩm, vì thế bạn hãy PR sản phẩm và thương hiệu của mình một cách rầm rộ, hãy làm mình nổi bật hơn tất cả. Tích cực mời các thành viên thân quen PR cho sản phẩm/dịch vụ của mình, lan truyền đi xa. Từ người nhà, bạn bè và đích đến là khách hàng.
Hãy nghĩ ra các chiêu trò PR, hài ước, thú vị, scandal…kỳ quặc đủ để gây nên sự chú ý của giới truyền thông.
Bạn cần nhớ rằng, những người chia sẻ không nhất thiết cần phải có các tiêu chuẩn về hình thể và thẩm mỹ, chỉ cần có diễn xuất sáng tạo và thu hút được sự chú ý từ mọi người.
6. Xây dựng các mối quan hệ, thúc đẩy kinh doanh
Một mối quan hệ đúng đắn, minh bạch là một lợi thế lớn trong môi trường kinh doanh rộng lớn này. Xây dựng mối quan hệ online, offline đôi khi việc hợp tác với các cửa hàng bán lẻ khác sẽ tạo thuận lợi trong kinh doanh của bạn. Nếu bạn là một doanh nghiệp lớn nên tìm cho mình các nhà bán lẻ để phân tán sản phẩm của mình, dù là bán lẻ trực tiếp hay bán lẻ online đều rất hữu hiệu đều là thúc đẩy và hỗ trợ thương hiệu của bạn. Đó là một cách đơn giản để đạt được doanh thu cao hơn trong bán hàng trực tuyến hiện nay.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng hình thức ” thành công với Affiliate Marketing“. Bạn tuyển dụng Cộng tác viên kinh doanh, tuyển dụng đại lý phân phối để họ tiếp thị sản phẩm của bạn và mang lại lượng truy cập cho website của bạn. Bạn sẽ trả phần trăm cho họ. Cái lợi trước mắt mà bạn đạt được với hình thức này đó chính là sản phẩm của bạn được quảng bá rộng rãi đến người dùng và bán hàng đạt doanh số cao hơn.
Sự thành công của các chương trình tiếp thị liên kết phụ thuộc rất lớn vào các loại sản phẩm bạn bán, cũng như tỷ lệ phần trăm hoa hồng mà bạn chi trả cho đội ngũ cộng tác kinh doanh của bạn
Tiếp theo trong việc xây dựng mối quan hệ, bạn nên tìm tìm những doanh nghiệp khác có mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp của bạn để tạo cộng đồng trao đổi thông tin sản phẩm, quảng bá sản phẩm của nhau mà không bị ảnh hưởng đến lợi ích 2 bên.
7. Đừng quên mạng xã hội
Nói đến sản phẩm online thì đừng bao giờ quên hình ảnh của sản phẩm. Một trong những cách tiếp cận hiệu quả để đạt tương tác với người tiêu dùng đó chính là sử dụng Instagram và Facebook.
mạng xã hội online
Quảng cáo sản phẩm trên Instagram đang được số đông người tiêu dùng tiếp cận. Instagram là một nền tảng tuyệt vời để tiếp thị, xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp, hãy để vẻ đẹp của bạn bao trùm số đông đó.
Và đừng bao giờ quên mạng xã hội mà được người dùng tham gia đông nhất hiện nay đó là Facebook. Với những tính năng thân thiện face đã giúp cho rất nhiều người bán hàng thành công. Không chỉ là hình ảnh mà nội dung miêu tả thu hút tạp tính kết nối cộng đồng rất cao.
Kỹ năng nữa mà bạn cần phải có đó là sử dụng các diễn đàn,blog Diễn đàn thảo luận trực tuyến là nơi tuyệt vời để mang đến cho ngành công nghiệp những lời khuyên và tư vấn bổ ích, trả lời các câu hỏi, và thậm chí có thể tìm kiếm được khách hàng cho mình. Đây là phương tiện để quảng bá thương hiệu mạnh mẽ.
8. Quảng cáo mất phí
Đây là hình thức khiến khách hàng tiếp cận đến website của bạn nhanh nhất. Quảng cáo trả phí này giúp doanh nghiệp của bạn tiếp cận đến người dùng quy mô rộng. Adwords đang được các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất. Ad Google và Ad Facebook: Chỉ một vài phút bạn có thể khởi chạy một chiến dịch quảng cáo để hiện thị hàng đầu trên trang tìm kiếm.
Đặc biệt đối với Ad bạn có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo nhắm đến từng đối tượng người dùng, độ tuổi, thời gian hiển thị…tất cả khách hàng sẽ nằm trong tầm ngắm của bạn.
9. Luôn phải khảo sát kinh doanh
Bạn đã có doanh thu nhưng không phải không có trở ngại, vì có thể doanh thu online của bạn còn tăng hơn nữa. Bạn nên khảo sát thị trường kinh doanh của mình, tìm hiểu , thăm dò ý kiến của người tiêu dùng thường xuyên. Điều gì đã làm bạn nổi trội và điều gì mà khách hàng chưa hài lòng về bạn. Ghi nhận những nhận xét từ khách hàng về bạn: trang web, nội dung, hình ảnh, tính năng sản phẩm. giá cả…
Điều này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn nhận mới về khách hàng, bạn cải thiện hệ thống kinh doanh của mình để bán được nhiều sản phẩm hơn. Không chi thế mà bạn có thể nhờ khách hàng mà cải tiến sản phẩm của mình cao cấp hơn, hợp nhu cầu hơn.
10.Sử dụng công cụ thống kê số liệu
Bước này là cực kỳ cần thiết, không chỉ biết đến doanh thu mà bạn cần phải biết khách hàng đến với doanh nghiệp từ các nguồn nào. Thống kê sản phẩm nào bán chạy nhất, và sẽ tìm ra lý do vì sao sản phẩm kia lại không bán được. Số liệu thống kê trang web sẽ cho bạn biết những gì khách hàng đang tương tác trên trang web của bạn, bao gồm cả các trang web mà họ đã truy cập, thời gian cụ thể họ dành cho mỗi trang, hướng truy cập và tỷ lệ thoát… Đôi khi, một số công cụ sẽ hiển thị thông tin bổ sung, ví dụ như mức độ thường xuyên của một khách hàng ghé thăm trang web của bạn.
Công cụ bạn nên sử dụng để thống kê trang web đó là Google Analytics: một dịch vụ hoàn toàn miễn phí. Với sự phân tích kỹ lưỡng, thống kê chi tiết sẽ giúp bạn tạo ra các chiến lược để bán tất cả các sản phẩm của mình.
Tin nổi bật Kỹ năng Bán hàng online