Chọn màn hình máy tính cho game thủ
Màn hình máy tính có kích thước càng lớn càng tốt, như màn hình 27 inch giúp bạn có cơ hội trải nghiệm các game tốt hơn. Hiện có khá nhiều mẫu màn hình 27 inch thế hệ mới đạt đến độ phân giải WQHD (2560 x 1440 pixel). WQHD cho hình ảnh sắc nét hơn hẳn màn hình Full HD, nhưng máy tính cũng cần phải có một card đồ họa đủ mạnh mới có thể chơi các game có độ phân giải cao như vậy, nhất là khi mọi hiệu ứng đồ họa trong game đều được kích hoạt.
Nếu diện tích phòng hoặc hầu bao không cho phép, bạn có thể chọn một màn hình 23 - 24 inch trên thị trường. Tuy nhiên, ở kích thước này, màn hình thường chỉ có độ phân giải tối đa 1920 x 1080 pixel hoặc 1920 x 1200 pixel. Ngược lại, nếu phòng bạn đủ rộng và tiền bạc không phải là vấn đề lớn, hãy chọn ngay một màn hình 30 inch chuẩn 4K Ultra HD mới nhất với độ phân giải “khủng” 3840 x 2160 pixel để thỏa mãn từng khung hình như thật trong game.
Hiện nay có 3 công nghệ tấm nền màn hình chủ đạo là TN, VA và IPS, với những ưu nhược điểm riêng của mỗi loại. Màn TN có giá phải chăng và phổ biến nhất trong giới game thủ với tốc độ phản hồi nhanh và khả năng làm mới tốt, nhưng góc nhìn hẹp khiến hình ảnh bị đổi màu khi nhìn ở những góc không trực diện. Màn VA có tỷ lệ tương phản cao, màu sắc trung thực và có chiều sâu, tuy nhiên khi hiển thị những hình ảnh tốc độ nhanh, nó thường phát sinh hiện tượng “bóng ma”- hình ảnh bị lưu lại tại một vị trí trên màn hình lâu hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến chất lượng game. Màn IPS cho góc nhìn rộng gần như tuyệt đối, cho màu sắc và độ tương phản tốt, tuy nhiên lại thua kém màn TN một ít về tốc độ phản hồi, ngoài ra nó thường tạo ra ảnh giả do chuyển động (motion artifact).
Nếu là một game thủ chuyên nghiệp, bạn nên chọn những loại màn hình có tốc độ phản hồi nhanh và tốc độ làm mới càng cao càng tốt. Tốc độ phản hồi thường được đo bằng mili-giây bằng phương pháp gray-to-gray (thời gian để một điểm ảnh từ sắc độ xám này chuyển sang sắc độ xám khác). Màn hình có tốc độ phản hồi nhanh sẽ hạn chế hiện tượng nhòe ảnh, đồng thời hiển thị hình ảnh mượt hơn so với màn hình có độ phản hồi chậm hơn. Độ phản hồi không quá 2 giây là khá lý tưởng cho mọi loại màn hình, nhưng tốc độ 4 giây vẫn ở mức chấp nhận được với một màn hình chơi game thông thường.
Song song đó, tốc độ “làm tươi” màn hình (refresh rate) là số lần hình ảnh trên màn hình được quét mỗi giây, đo bằng Hz. Phần lớn màn hình LED/LCD hiện nay đều có tốc độ làm mới khoảng 60Hz, nghĩa là màn hình được quét 60 lần/giây. Với màn hình chơi game, tốc độ này hoàn toàn phù hợp vì mắt người khó nhận biết được refresh rate trên 60Hz. Còn nếu muốn thật sự “pro”, bạn hãy tìm mua màn hình có tốc độ làm mới 120Hz. Đây cũng là mơ ước của nhiều game thủ có yêu cầu khắt khe để hiển thị các game 3D hành động mới nhất trên thị trường.
Bạn nên chọn loại màn hình chơi game được trang bị nhiều cổng giao tiếp để kết nối dễ dàng với nhiều dòng card màn hình cũng như các loại máy chơi game hiện nay. Các máy chơi game dạng console như PS3/PS4/Xbox thường kết nối với màn hình bằng cổng HDMI, trong khi các card đồ họa cao cấp lại thường dùng kết nối DisplayPort và DVI. Những máy tính có tích hợp thêm cổng USB cũng là tính năng hữu dụng vì phần lớn các thiết bị ngoại vi như tay cầm chơi game (Gamepad), chuột, bàn phím… đều có thể sử dụng kết nối mở rộng này.
Tư vấn mua laptop chơi game
Laptop không chỉ dành riêng cho giới doanh nhân mà chiếc máy tính xách tay cũng là “bạn đồng hành” của các game thủ mê “chiến đấu”. Dù có ngân quỹ dư dả hay không, bạn vẫn nên điểm qua vài chỉ dẫn dưới đây để tìm mua được sản phẩm ưng ý nhất.
1. Ấn tượng sành điệu
Những chiếc laptop chuyên dùng cho chơi game luôn nổi bật hơn các “bạn cùng trang lứa”, thậm chí ngay từ đằng xa. Chúng được tô điểm bằng các hoạ tiết ấn tượng, đèn nền rực rỡ - ấn tượng không bao giờ có ở dòng laptop dùng cho doanh nhân. Dòng máy của Alienware tự hào phô diễn logo đầu người ngoài hành tinh, dòng XPS của Dell có màu sắc rực rỡ và chọn lựa tông màu theo ý thích game thủ. Voodo PC nổi tiếng với phối màu “gây sốc” với giá phụ trội từ 600 tới hơn 1000 USD, trong khi Vigor Gaming khiêm tốn hơn chỉ với 139 USD đóng thêm. Mặc dù game thủ ngày nay chú ý tới hiệu năng của sản phẩm hơn, những giá trị phụ trội khác vẫn không thể phớt lờ.
2. Chú ý tới card màn hình
Nếu định đầu tư vào “nghiệp game”, bạn có thể chọn card màn hình đi theo cặp, như SLI của nVidia. Chế độ card đôi CrossFire của ATI cho laptop hiện vẫn chưa xuất hiên. SLI sẽ cho bạn số khung hình/giây cao hơn, vân bề mặt bóng bẩy, và khử răng cưa mịn màng hơn. Dòng card màn hình di động hàng “top” từ cuối năm 2007 đến nay của nVidia là GeForce 88M GTX. Tất nhiên, giá cả của thiết lập này cũng khá “trên trời”: bạn phải rút ví thêm 1000 USD để sở hữu chiếc XPS M1730 chạy SLI với 1 GB RAM đồ hoạ. Nếu tiền không thành vấn đề, bạn còn có thể “nhồi nhét” thêm vi xử lý vật lý PhysX để bổ sung hiệu ứng chuyển động và chi tiết cho game, đặc biệt với các game sử dụng Unreal Engine 3.
Tại thời điểm hiện tại, nVidia đang có ba kế hoạch đáng chú ý: mua lại PhysX – đồng nghĩa với việc hiệu ứng vật lý được tích hợp vào card đồ hoạ, dòng card đồ hoạ di động mới có tên 9500M GS và 9300M G, và hệ thống SLI “lai” – cho phép CPU thông thường thực hiện công tác xử lý đồ hoạ song song với chip đồ hoạ GPU, tăng hiệu năng làm việc và giảm tiêu thụ điện hơn nữa.
3. Độ phân giải
Laptop thông thường có độ phân giải không cao, khá mâu thuẫn với nhu cầu “càng to càng tốt” của game thủ. Màn hình có độ phân giải 1650x1050 thường là quá đủ với nhu cầu game, nhưng đôi khi bạn cần đến 1920x1200 để xem phim Blu-ray. Và với cổng DVI hoăc HDMI, bạn có đưa hình ảnh từ laptop tới màn hình máy chiếu một cách dễ dàng. Kích cỡ màn hình khoảng 15 inch là tạm đủ với nhu cầu di động, nhưng game thủ “hạng nặng” không quan tâm nhiều tới sự nhỏ gọn có thể chọn cấu hình với màn hình 17 inch trở lên.
4. RAM càng nhiều càng tốt
Hệ thống chơi game trên Vista sẽ cần tối thiểu 2GB để “chạy được”. Dell sẽ “đòi thêm” 150 USD để tăng từ 2GB len 4GB, nhưng 4GB từ hãng thứ ba như Crucial chỉ tốn 109 đô la. Phần lớn hãng thứ 3 như vậy đều có website riêng, đảm bảo giúp bạn tìm đúng RAM cho hệ thống.
5. Tốc độ ổ cứng quan trọng hơn dung lượng
Mặc dù nhiều người quan tâm đến số dung lượng HDD, game thủ nên để ý tới số vòng quay ổ cứng hơn. HDD 5400 rpm (vòng/phút) sẽ khiến game chậm và khựng hình hơn HDD 7200 rpm. Nhu cầu chứa phim ảnh sẽ được các ổ cứng gắn ngoài đảm trách nếu bạn thực sự có nhu cầu. Hiện trên thị trường đã xuất hiện các ổ cứng dùng công nghệ flash có khả năng truy cập dữ liệu gần như tức thời, nhưng giá cũng “trên trời”, quá tầm tay với của hầu hết người dùng thông thường. Và hơn nữa, dung lượng của các ổ cứng loại này thường quá nhỏ để chứa video.
6. Kiểm tra bàn phím
Tiêu chí về bàn phím của game thủ khác hẳn doanh nhân và người dùng thường. Trước hết, kiểm tra “cảm giác” khi rà tay lên bề mặt bàn phím: tay đặt vừa bàn phím không, đặc biệt là các phím di chuyển WASD? Bàn phím có kèm bảng phím số bên tay phải không, và các phím đặc trưng dành cho game có ở vị trí thuận tiện hay không? Tốc độ đáp ứng của bàn phím ra sao? Sau khi đã thoả mãn với các câu hỏi trên, bạn có thể “ghé mắt” qua touchpad một chút, nhưng đừng hi vọng dùng nó thay chuột với các game bắn súng hạng nặng. Bạn sẽ phải sử dụng chuột chơi game có độ phân giải ít nhất 1600 dpi, ví dụ như Razer, đi kèm với bàn phím G15 của Logitech.
7. Hình ảnh và âm thanh
Ngày xửa ngày xưa, công nghệ mất hàng tháng trời để “bay” từ máy tính để bàn sang máy tính xách tay. Ngày nay, bạn có thể sở hữu những công nghệ mới nhất trên laptop – tất nhiên, với cái giá không dễ chịu. Loa 5 “chấm” là chuyện thường tình, cổng HDMI xuất tín hiệu âm thanh phân giải cao cũng không phải mới. Ổ đọc đĩa Blu-ray là thứ “nên có” với bất kì laptop chơi game nào. Và cuối cùng, tìm mua một chiếc ba lô đủ bền chắc để “nhồi nhét” cùng một lúc chiếc laptop nặng 4,5kg, dàn loa cao cấp, và thậm chí cả màn hình rời cỡ lớn phục vụ nhu cầu game di động của bạn!
Sau đây là những laptop “đỉnh cao” dành cho game thủ
1.Toshiba Satellite X205-SLI4
2. Gateway P-171XL FX Edition
3. Vigor Artorius Pro
4. Dell XPS M1730
5. Alienware Area-51 m9750
6. Alienware Area-51
7. Alienware M11x
8. Asus G53JW-A1
9. MSI GX740 – 235US
10. HP Envy 17 3D Edition
Mua màn hình chơi game ở đâu?
Mua bán màn hình chơi game tại MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Màn hình chơi game
Nguồn: http://muabannhanhlaptop.com/man-hinh-choi-game/180
Xem thêm: Hướng dẫn mua sắm
Xem thêm: Mua sắm vui blog